Giá tỏi đen cô đơn thế nào ? những công dụng chính của tỏi đen
Trên thị trường Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa giá tỏi đen và tỏi tươi. Giá tỏi đen cô đơn tươi nhiều nhánh Lý Sơn, Phan Rang loại 1 hiện nay trung bình 100.000 đồng/kg, trong khi giá bán tỏi đen nhiều nhánh thấp nhất là 1,4 triệu đồng/kg. Riêng với loại tỏi cô đơn (tỏi một tép) của Lý Sơn, giá nhập tỏi tươi là khoảng 700.000 – 1.000.000 đồng/kg, tỏi đen loại này có giá khoảng 2,5 triệu đồng/kg. Vậy tỏi đen là gì và vì sao giá lại cao hơn hẳn tỏi tươi? Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi, ăn có vị ngọt, khác hẳn mùi hăng cay của tỏi.
Tỏi đen được phổ biến rộng khắp trên thế giới không chỉ ở hương vị đặc trưng mà còn bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe, hơn hẳn tỏi bình thường. Các công dụng chính của tỏi đen là tăng cường quá trình tiêu hóa, chống oxy hóa, chống lão hóa, chống gốc tự do, ức chế sự phát triển của khối u và giảm được mỡ máu. Đặc biệt trong tỏi đen có các hợp chất là Polyphenol, S-Allyl, SOD enzym có tính kháng oxy hóa rất cao. Cả 3 hợp chất này được biến đổi từ những thành phần gốc của tỏi trắng ban đầu nhưng hàm lượng cao hơn rất nhiều.
Từ tài liệu nghiên cứu công nghệ ở nước ngoài, độc lập với công trình nghiên cứu sản xuất tỏi đen của Học viện Quân y, Phân viện Công nghiệp thực phẩm TP. HCM đã nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất tỏi đen trong suốt hai năm. Sau nhiều lựa chọn, Phân viện Công nghiệp thực phẩm TP. HCM quyết định chọn nguyên liệu từ tỏi cô đơn Phan Thiết. Lý giải điều này, anh Hồ Kim Vĩnh Nghi (Nghiên cứu viên - Phân viện Công nghiệp thực phẩm TP. HCM) cho biết, tỏi cô đơn ở Phan Thiết chất lượng tốt, sản lượng cao, giá thành lại hợp lý. Nguyên liệu là tỏi cô đơn, tuy củ nhỏ nhưng sau lên men tỏi đen sẽ liền khối, mềm mịn và dẻo hơn Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất tỏi đen như sau: từ nguyên liệu tỏi cô đơn của Phan Thiết, tùy nhu cầu thị trường mà phân loại tỏi theo kích thước, tỷ trọng; sau đó làm sạch, xử lý tạo điều kiện thuận lợi cho lên men (quy trình xử lý hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất), lên men nhiệt ẩm, sấy và đóng gói. Hai khâu quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt của tỏi đen đó là khâu xử lý và lên men nhiệt ẩm. Sản phẩm lên men hoàn tất được trữ trong kho thoáng mát ở nhiệt độ 18-20oC và đóng gói.
Trái ngược với với tâm lý nghi ngờ chất lượng sản phẩm Việt, anh Nghi cho hay, với nguồn nguyên liệu và điều kiện khí hậu trong nước, qua thử nghiệm cho thấy hàm lượng Polyphenol trong tỏi đen của Phân viện Công nghiệp thực phẩm TP. HCM sản xuất cao hơn rõ rệt so với sản phẩm tỏi đen của nước ngoài. Với lợi thế làm chủ công nghệ và nguồn nguyên liệu nội địa, sản phẩm tỏi đen của Phân viện Công nghiệp thực phẩm TP. HCM dự kiến bán ở thị trường Việt Nam với giá 1.500.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với giá 3 - 4 triệu đồng/ kg nếu mua của nước ngoài). Hiện tại, Phân viện đang tiếp tục thử nghiệm chế biến tỏi đen thành sản phẩm khác, như bổ sung tỏi đen vào sữa chua, socola, chế biến thành bột tỏi, nước uống... Nghiên cứu công nghệ biến tỏi