Hỗ trợ trực tuyến
Di Động
0901 371 505
Điện Thoại Bàn
0906432673

3

Tin tức

Tam thất hoang là gì, có mấy loại tam thất hoang?

Tam thất hoang, Tam thất rừng hay còn gọi là Sâm vũ diệp là một loại cây thuộc họ sâm, thường mọc hoang ở những khu vực nhiệt đới ẩm núi cao. Có thành phần chính là saponin triterpen và một số thành phần khác tương tự sâm Ngọc Linh, củ tam thất, vì vậy Tam thất hoang cũng có tác dụng tương tự là tác dụng bổ máu, cầm máu và tăng cường sinh lực.

Theo Đông y, tam thất hoang có tính hàn và vị đắng, có tác dụng cầm máu, tư bổ cường tráng, tiêu viêm giảm đau và khư ứ sinh tân,… Do đó, thảo dược này thường được dân gian sử dụng làm thuốc bổ cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh. Đồng thời, chúng còn được dùng với mục đích kích thích làm tăng ham muốn sinh dục, hỗ trợ chữa vô sinh ở nam giới.

Tên gọi khác: Tam thất hoang, tam thất rừng, sâm vũ diệp, tam thất lá xẻ, hoàng liên thất, tam thất thùy xẻ lông chim hai lần, vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ, trúc tiết nhân sâm 
Tên khoa học: Panax bipinnatifidus
Họ: Cuồng Araliaceae

1. Đặc điểm thực vật

Hoàng liên thất là loại cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao từ 10 – 20 cm, đôi khi có cây phát triển cao 50 cm. Lá kép chân vịt có cuống dài từ 6 – 8 cm, không có lông. Hoa mọc thành chùm ở cuống nách, có màu trắng. Quả tam thất hoang thuộc loại quả mọng thường mọc thành chùm, có hình cầu. Bên trong quả chứa 1 – 2 hạt và khi chín có màu đỏ. Củ dài, ruột bên trong có màu vàng, trắng hoặc tím.

2. Phân bố

Tam thất hoang thường tìm thấy ở các khu rừng ẩm có độ cao từ 1900 – 2400 m. Cây thường phân bố nhiều ở Bắc Việt Nam(nhiều ở Lào Cai) và Nam Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ

Thu hái và chế biến: Rễ củ của những cây lâu năm sau khi được thu hoạch sẽ được rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô

4. Thành phần hóa học

Cây tam thất hoang chứa nhiều hoạt chất saponin. Ngoài các thành phần này ra, cây còn chứa nhiều dược chất gần giống ở sâm ngọc linh.

5. Tính vị

Tính nhạt và vị đắng

Có mấy loại tam thất hoang?

  1. Tam thất hoang ruột vàng: Là loại tam thất bên trong phần ruột có màu vàng và thường mọc ở những nơi đất tốt, màu mỡ, phần lá xẻ có lông và bên trong ruột của củ có màu vàng như gừng.
  2. Tam thất hoang ruột trắng: Là loại tam thất hoang có ruột màu trắng và thường được mọc ở những vùng đất có nhiều sỏi đá. Phần lá của cây tam thất hoang ruột trắng có hình lông chim và không có lông.
  3. Tam thất hoang ruột tím: Là loại tam thất có lá hình xẻ, không lông và thường được mọc ở những nơi đất mềm và xốp.
  4. Tam thất hoang ruột đỏ tía: Là loại tam thất có ruột đỏ, lá hơi tròn và không có lông.
  5. Tam thất hoang ruột xanh: Trong các loại tam thất hoang trên thì loại này là loại hiếm gặp nhất và để muốn phân biệt thì phải cắt một ít ở phần củ ra để xem phần ruột bên trong có màu gì. Đối với loại tam thất hoang này thì phần ruột bên trong có màu hơi xanh nên được gọi là tam thất hoang ruột xanh.

Như vậy, với 5 loại tam thất hoang trên thì tam thất hoang ruột vàng là loại tam thất hoang được đánh giá đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và quý hiếm hơn so với các loại khác. Đây cũng là loại được ứng dụng vào trong chữa bệnh và phục vụ cho sức khỏe của con người.

Công dụng của tam thất hoang

Các saponin đã phân lập trong tam thất hoang

Về cơ bản là cũng như các dòng nhân sâm khác, tam thất rừng cực kỳ trân quý với rất nhiều hợp chất giá trị cao đối với sức khỏe cũng như ngành dược. Một số Saponin đã được phân lập:

Làm thế nào để mua tam thất hoang đúng chuẩn?

ShopBan đã có hơn 10 năm trong ngành săn hàng đẹp cho mấy anh ngâm rượu.

Liên hệ mua Tam Thất Hoang - Tam thất hoang ngâm mật ong: 0906 432 673 (Ms Dung)